Kể từ khi bắt đầu khai thác những cây hoa hồng cổ thụ rất to đầu tiên từ những năm 2013 về vườn mình, đến nay kỳ thực mình cũng không nhớ đã sưu tầm tổng bao nhiêu cây hoa hồng cổ thụ nữa. Lần đầu tiên ngắm những cây hoa hồng cổ to khủng khiếp tại nhà dân khi đi khai thác (vào những năm 2013) mình đã hoàn toàn bị chinh phục bởi vẻ đẹp của chúng. Sau đó mình quyết định cho khai thác tất cả những cây hoa hồng cổ thụ về vườn thuần dưỡng và cho nhân giống và thương mại những giống hoa hồng cổ đó.
Hoa hồng cổ sapa chính là loại hoa hồng cổ đầu tiên mà mình khai thác về, và có lẽ đây cũng chính là loại hoa hồng cổ Việt Nam mình khai thác nhiều nhất bởi vẻ đẹp vô cùng rực rỡ cháy bỏng của nó. Sau đó trang cá nhân facebook của mình (https://www.facebook.com/trangpansypham) cũng là trang đầu tiên ở Việt Nam giới thiệu và thương mại hoa hồng cổ sapa vào đầu năm 2013, mình đã có bài viết về hồng cổ sapa các bạn tham khảo thêm tại đây nhé
Tham khảo thêm: Cây hồng cổ sapa – Hồng cổ quý Việt Nam
Sau đó mình phát triển và sưu tầm thêm các loại hoa hồng cổ khác như hoa hồng bạch ho cổ, hoa hồng đào cổ, hoa hồng bạch xếp cổ (hồng bạch Nam Định), hoa hồng nhung cổ, hoa hồng điều cổ…
Tham khảo thêm: Hồng đào cổ – Hồng cổ Việt Nam rất thơm và sai hoa
Tham khảo thêm: Cây hồng bạch ho – giống hồng bạch cổ quý hiếm của Việt Nam
Tham khảo thêm: Hoa hồng bạch xếp cổ – Giống hồng cổ trắng đẹp và sai hoa
Tham khảo thêm: Hồng leo trắng Đà Lạt – mềm mại và tinh khôi
Tham khảo thêm: Hồng leo phớt hồng Đà Lạt – Đẹp hoàn mỹ.
Tham khảo thêm: Hoa hồng điều cổ – Giống hồng cổ quý Việt Nam
Hồng leo cổ Hải Phòng cũng là hoa hồng mình rất ưa thích, bởi duy nhất nó là loại hoa hồng cổ có màu đỏ tươi, đẹp và sang trọng hơn hẳn màu đỏ của hồng nhung cổ ta, màu đỏ tượng trưng cho may mắn, cho tài lộc và sự mới mẻ, vì thế màu đỏ tươi được rất nhiều người yêu thích và chọn mua. Khi mình biết đến loại hoa hồng cổ này vào năm 2014 và tìm xuống đến Hải Phòng, người dân ở đây chỉ nhân giống lác đác một số gia đình rồi mang ra chợ Hàng bán, sau đó mình cũng là một trong những người đầu tiên giới thiệu và quảng cáo về loại hoa hồng cổ này khắp cả nước và nhận được sự đón nhận rất nhiệt tình của giới chơi hoa hồng, gần như là các hộ Hải Phòng sản xuất được bao nhiêu là hết bấy nhiêu, không kịp cung cấp ra thị trường.
Đến năm 2015 lần đầu tiên mình biết đến hoa hồng cổ Sơn La, thoạt đầu nhìn khá giống hoa hồng leo cổ Hải Phòng, mình đã lên tận Sơn La, địa điểm đầu tiên là thị trấn Hát Lót, nơi có khá nhiều hoa hồng cổ Sơn La, gần như nhà nào cũng có một vài cây, có những gốc to khủng khiếp không khác gì những gốc hồng cổ sapa, hồng đào cổ… cũng giống như hồng leo cổ Hải Phòng, hồng cổ Sơn La cũng được người chơi rất ưa thích và săn đón, hầu như mình khai thác được bao nhiêu cũng hết luôn bấy nhiêu.
Tham khảo thêm: Hồng leo cổ Hải Phòng – Hồng cổ Sơn La
Hồng cổ bạch vân khôi (hồng cổ vân khôi) cũng là loại hoa hồng cổ được rất nhiều người săn đón vào những năm 2015, khi loại này mới được biết đến vào năm đó mình là một trong những người đầu tiên săn được rất nhiều gốc, thời điểm nhiều nhất một lần mình đưa về gần 200 gốc
Đặc biệt là hoa hồng cổ Son Môi, trong quá trình đi khai thác những gốc hồng cổ quý hiếm ở khắp Việt Nam, mình chính là người đầu tiên của Việt Nam phát hiện và nghiên cứu loại hồng cổ rất thơm và đẹp này, rất khó có ai không bị chinh phục bởi mùi thơm và vẻ đẹp quyến rũ của hồng cổ Son Môi. Trang website vuonhoaviet.vn và trang facebook cá nhân Pansy Phạm của mình chính là nơi đầu tiên ở Việt Nam công bố và viết về loại hoa hồng cổ này.
Tham khảo thêm: Hồng cổ Son Môi – Hoa hồng cổ thơm nhất Việt Nam
Tham khảo thêm: Sự thật về nguồn gốc và tin đồn mùi thơm của hồng cổ Son Môi
Với kinh nghiệm hơn 6 năm khai thác, trồng và chăm sóc hàng nghìn gốc hoa hồng cổ, hôm nay mình sẽ chia sẻ một vài bước cơ bản để trồng những cây hoa hồng cổ thụ được khai thác về các bạn tham khảo nhé.
1) Chuẩn bị chậu, thống phù hợp
Cần chọn chậu hoặc thống phù hợp với cây sao cho cân đối, chậu trồng hoa hồng không quá to cũng không quá nhỏ. Nếu quá nhỏ, cây sẽ không thể phát triển tốt, và nhìn cũng mất giá trị của cây. Chậu cũng không nên quá to nhìn trông kệch cỡm, không cân đối, rất mất thẩm mỹ. Hơn nữa nếu chậu quá to so với cây, bộ rễ chưa ăn đến hết đất trong châu, việc tưới hằng ngày sẽ tốn công đồng thời đất trong đó sẽ nhanh bị chai, chặt đất hơn rất lãng phí. Chậu, thống cần có 1 hoặc 2 lỗ thoát nước ở đáy như sau:
2) Kê chậu vào vị trí, có đôn hoặc gạch để kê chậu lên cao hơn mặt đất
Chúng ta đặt đôn xuống đất rồi đưa chậu lên, hoặc kê chậu đến nơi định trồng rồi tiến hành kê gạch lên, việc này rất quan trọng giúp cho việc thoát nước được dễ dàng, đặc biệt giúp cây thoát khỏi tình trạng bị úng vào mùa mưa hoặc những đợt mưa vài ngày liên tiếp.
3) Lót một lớp xỉ than xuống đáy chậu, che lỗ thoát nước bằng một viên than tổ ong
Để việc thoát nước được dễ dàng, nên lót một lớp xỉ than ở đáy chậu. Than củi đập dập hoặc những vật liệu khác mình thấy khá tốn và không tối ưu (rẻ, dễ kiếm,..) như than tổ ong.
4) Cho một lớp giá thể trồng cây vào trước
Cho một lớp giá thể trồng vào trước sao cho từ mặt đó ta đặt bầu cây vào là vừa gần đến mặt chậu (cách mặt chậu 5 – 10cm). Nên trộn giá thể sao cho tơi xốp và giàu độ mùn để cho cây hoa hồng cổ thụ phát triển lâu dài mới phải thay đất. Không nên trồng trực tiếp bằng đất sẽ rất khó thoát nước và nhanh chai, cây sẽ không thể phát triển tốt được.
Tham khảo thêm: Giá thể trồng hoa hồng
5) Sau khi đặt cây vào chậu, chỉnh tán sao cho cân đối hoặc phù hợp với cách chơi mình thích, tiền hành cho giá thể sao cho phủ hết bầu cây và cách mặt chậu khoảng 5 – 10cm
6) Tiến hành gò tán cây theo sở thích
Tiến hành gò tán cây, việc này vừa chỉnh tán theo sở thích của mình chơi, lại vừa giúp cố định lại cây hoa hồng bị gió làm lung gốc hoặc đổ tán
7) Tưới thật đẫm sao cho nước chảy ra lỗ thoát nước ở đáy chậu thống.
Tưới thật đẫm, cách để nhận biết chậu được tưới đẫm là nước thoát ra lỗ ở đáy chậu. Ngay khi cây mới được trồng xong phải được tưới thật đẫm, những ngày sau đó do cây mới được đánh nên bộ rễ mới còn chưa phát ra, cây sẽ không hút nhiều nước nên chậu khá là lâu khô, cần tiến hành quan sát đến khi nào mặt chậu hơi se se khô mới cần tưới tiếp.
Vậy là đã xong quy trình trồng cây hoa hồng cổ thụ sau khi được khai thác về, việc tiếp theo quan trọng là chăm sóc như thế nào để chúng nhanh khỏe để có thể nhanh chóng cho hoa để ngắm, mình sẽ chia sẻ ở một bài khác, mời các bạn tham khảo.
==> Để được tư vấn kỹ hơn, hãy nhấn vào đường link dưới đây
https://www.facebook.com/messages/t/noihoituhuongsacviet
Hotline: 0889098986
Tham khảo thêm: Lưu ý kỹ thuật khi khai thác hoa hồng cổ thụ