Chat Facebook

Tuyệt chiêu chăm sóc hoa hồng cổ thụ mới khai thác

Tiếp nối loạt bài về cây hoa hồng cổ thụ khi mới khai thác về, bài này mình xin chia sẻ những tuyệt chiêu chăm sóc hoa hồng cổ thụ để chúng nhanh chóng ổn định và cho ra những lứa hoa rực rỡ đầu tiên nhé.

Tham khảo thêm: Lưu ý kỹ thuật khi khai thác hoa hồng cổ thụ

Tham khảo thêm: Quy trình trồng cây hoa hồng cổ thụ.

1.Tưới thật đẫm nước sau khi trồng xong

Cây hoa hồng cổ thụ mới được trồng vào chậu thống hoàn toàn rất khô, nếu không được tưới đẫm và đều sẽ rất nguy hiểm, cây nhanh chóng bị khô và chết. Tuy nhiên do chậu thống rất to, thường đường kính là 70cm, 90cm, 1m hoặc 1,2m… lượng đất có thể lên đến 1 khối/chậu, nếu không tưới thật kỹ, rất có thể sẽ không ngấm hết mà chỉ ướt bề mặt. Mẹo để kiểm tra chậu đã được tưới đẫm hay chưa đó là quan sát lỗ thoát nước ở đáy chậu đến khi nào có nước chảy ra là đạt.

>>>> KHÁM PHÁ: Cách chăm hoa hồng

Tuyệt chiêu chăm sóc hoa hồng cổ thụ mới khai thác
Cây cổ thụ đang được tưới nước

Chat ngay với chuyên gia

2.Nếu chưa được trút toàn bộ hoa (nếu có), lá, ngọn thì nên cắt tỉa ngay

Cây trước khi được đánh bứng nên cắt tỉa trước phần lớn tán, hoa, lá và ngọn. Nếu chưa được cắt tỉa thì sau khi trồng xong nên chủ động cắt tỉa luôn, nếu để cây tự trút sẽ làm cây rất yếu. Nếu chủ động trút sẽ giúp cây khỏe hơn và mau bật hơn.

Chat ngay với chuyên gia

3.Tưới nấm đối kháng Trichoderma Bacillus

Với bất cứ thao tác nào với cây như trồng cây, sang chậu mới, hoặc thay đất (giá thể) trồng cây ta đều nên tưới chống nấm cho cây. Tưới chế phẩm Trichoderma Bacillus giúp bổ sung vi khuẩn, nấm có lợi và hạn chế những bào tử nấm có hại, phòng chống thối rễ và một số bệnh cho cây rất tốt. Khi cây vừa bị đánh sẽ rất yếu, việc tưới chế phẩm phòng chống thối rễ, đối kháng nấm hại, giải độc cho đất… là rất quan trọng khi có sự tác động vào cây và môi trường sống của cây không chỉ với hoa hồng cổ mà bất cứ cây nào cũng vậy nhé.

Tuyệt chiêu chăm sóc hoa hồng cổ thụ mới khai thác
chế phẩm trichoderma bacillus

Chat ngay với chuyên gia

4.Phun sương giữ ẩm thường xuyên cho cây.

Việc cây bị đánh rễ sẽ làm cây vận nước nên cho cây rất kém, nên phun sương thường xuyên trong khoảng 1 đến 2 tuần đầu tiên khi vừa trồng xong, việc này giúp bổ sung nước cho cây, giữ ẩm cho cây, tránh việc cây bị mất nước nhiều dẫn đến cây bị tóp lại, bị kiệt làm cây rất yếu và có thể bị chết.

5.Không tưới quá nhiều

Sau khi vừa trồng xong và được tưới đẫm, thì tuyệt đối không tưới tiếp cho đến khi quan sát thấy chậu se se khô, bởi cây lúc này rất yếu, rễ vận nước lên không nhiều, nếu thường xuyên tưới sẽ dẫn đến bị úng, bộ rễ bị ngạt và có thể chết. Nếu ai chưa có kinh nghiệm thường mắc ở khâu này.

Tuyệt chiêu chăm sóc hoa hồng cổ thụ mới khai thác
Cây đại thụ được tưới nước

Chat ngay với chuyên gia

6.Chờ đến khi bật mầm mới bón phân

Hãy chờ đến khi cây bật mầm dài rồi mới tưới phân. Nên tưới phân bón hữu cơ vi sinh như chế phẩm đỗ tương hoặc phun chế phẩm phân cá vi sinh cao cấp sẽ giúp cây hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng và nhanh chóng.

Tuyệt chiêu chăm sóc hoa hồng cổ thụ mới khai thác (2)
Chế phẩm đỗ tương ngâm

Tham khảo thêm: Chế phẩm đỗ tương ngâm cho hoa hồng

Tham khảo thêm: Chế phẩm phân cá vi sinh cao cấp

Không nên bón phân hóa học hoặc phân chuồng chưa hoai mục, cây khó hấp thụ bởi sức khỏe của cây không đạt trạng thái cao nhất như bình thường.

==> Để được tư vấn kĩ hơn, hãy nhấn vào đường link dưới đây nhé:

https://www.facebook.com/messages/t/noihoituhuongsacviet

Hotline: 0889098986

Chat ngay với chuyên gia

Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trở thành chuyên gia hoa hồng
Và sở hữu ngay vườn hồng mơ ước

"Chúng tôi sẽ gửi cho bạn bộ quà tặng và tài liệu giúp bạn trở thành chuyên gia về hoa hồng"

Chat Facebook
Chat Zalo
Hotline: 081.99.20.968