Cách Nhận Biết Và Phòng Trừ Bệnh Trĩ Trên Hoa Hồng
Cây thì CÒI DÍ vì bị TRĨ
Hoa thì XẤU XÍ vì mắc TRĨ
Túm lại GHÉT GHÉT GHÉT bọn trĩ. Cơ mà cứ thuốc mãi, phun mãi, xịt mãi cây vẫn cứ TRĨ NÒI ra. Làm sao giờ ta?
Phòng và trị trĩ rất đơn giản, quan trọng là nắm rõ tập tính của trĩ và tuân thủ nghiêm túc quy trình điều trị.
A. Dấu hiệu cây bị trĩ
– Lá ngọn xoăn kèm những vệt xám đen
– Nụ biến dạng, hoa nhỏ tí méo mó mặt nhọ nhem
Đặc điểm hình thái
– Bọ trĩ là loài côn trùng rất nhỏ con trưởng thành dạng ngòi bút, có lông tơ.
– Sâu non không cánh, hình dạng giống trưởng thành, màu xanh vàng nhạt
Kích thước <2,5mm nên khó quan sát bằng mắt thường
Tập tính sinh sống và gây hại
– Thuộc loại côn trùng rất phàm ăn, tấn công 62 loại thực vật trên 244 giống rau màu khác nhau
– Vòng đời ngắn thường tầm 15-20 ngày, sinh sản nhanh (20-40 trứng/lần, có thể sinh sản lưỡng tính không cần con đực)
– Hoạt động mạnh trong điều kiện khô nóng (từ tháng 5 đến tháng 12), có khả năng kháng thuốc cao
– Thường tập trung mặt dưới lá non và bò sang các cánh hoa hút chích nhựa.
B. Biện pháp phòng và chống
1. Phòng bệnh
(Có thể dùng luân phiên vi lượng, siêu lân, rong biển đều đặn hàng tuần cây sẽ rất khỏe, xanh mượt và ít bệnh)
– Thường xuyên bấm tỉa ngọn, lá già lá xấu bệnh, lược bớt cành phụ tránh um tùm
– Vệ sinh khu vực mặt chậu giữ môi trường trồng luôn thoáng mát
– Dùng dung dịch tỏi ớt tự chế hoặc đóng chai sẵn trên thị trường 5-7ngày/lần để phòng
– Giữ đủ ẩm cho cây, khi tưới nên dùng vòi áp lực phụt lên lá loại bỏ trứng và nhộng trĩ
– Những khu vực nắng nóng nên sử dụng lưới che (tham khảo loại cắt nắng 30%) rất hữu ích
– Thường xuyên quan sát ngọn cây để sớm phát hiện bệnh
2. Trị bệnh
BƯỚC 1: BẤM TỈA
– Bấm tỉa ngọn/chồi/lá trĩ nặng
– Lược bỏ bớt cành phụ giữ cây thoáng mát
LƯU Ý: Bước này rất quan trọng quyết định tiến độ điều trị, vừa trực tiếp bỏ con bệnh, vừa phá nơi ẩn nấp của chúng. Sau khi tiến hành bỏ vào thùng rác không được để dưới gốc cây tránh ủ bệnh
BƯỚC 2: PHUN THUỐC
LƯU Ý:
– Trĩ vòng đời ngắn kháng thuốc cao nên phải phun liên tiếp (2-3 ngày/lần) và đổi thuốc liên tục
– Cây thời gian bị bệnh thường yếu nên phải kết hợp bổ sung dinh dưỡng
– Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát khi trĩ hoạt động (gặp mưa khi thuốc chưa được 2h thì phun lại)
– Phun toàn thân, phun kỹ mặt trên và mặt dưới lá, mầm ngọn, nụ, hoa và cả mặt chậu
– Cây hạ thổ, cây khỏe mạnh và có lưới che sẽ nhanh chóng sạch trĩ hơn
QUY TRÌNH PHUN:
– Lần 1: Radiant + Pymeda + Siêu vi lượng Feti combi 5
– Lần 2: Pymeda + Confidor (hoặc Imida) + Chelax lay 0
– Lần 3: Confidor + Oisin (hoặc Kiến vàng) + Rong biển
– Lần 4: Oisin + Auschet + DƯỠNG HOA
Cứ 2-3 ngày/lần, có thể lần lượt theo công thức trên
CHÚ Ý:
– Dấu hiệu khỏi bệnh là khi lá non mới ra phẳng, nụ và hoa hình thành không méo mó xoăn
– Tùy tình trạng nặng nhẹ thường thì sau lần thứ 2 hoặc 3 cây sẽ hết bệnh. Khi đó ta chuyển sang biện pháp phòng ngừa (như đã chia sẻ trên).
BƯỚC 3: PHUN PHÒNG
Cụ thể:
– Phun phòng: Tỏi (1,5ml/ lít nước) và Dầu Khoáng (1ml/ lnước) thay đổi luân phiên.
– Phun hàng tuần khi hết bệnh: Phân cá TNC FISH, rong biển, vi lượng, siêu lân, siêu K.
Thuốc và phân mọi người có thể hỏi ở các quán bán vật tư nông nghiệp (HN có thể ra 718 HHT). Nếu khó khăn trong việc tìm thuốc inbox PS sẽ giúp đặt từ đại lý.
Facebook: Vườn Hoa Việt – Vườn hoa hồng cổ, hoa hồng ngoại lớn nhất Việt Nam
https://www.facebook.com/messages/t/noihoituhuongsacviet
Hotline: 0889098986
Trên đây là một vài chia sẻ của Pansy, hy vọng với chút kinh nghiệm nhỏ có thể giúp mn xử lý trĩ một cách đơn giản. Nội dung bài viết được chia nhỏ kèm theo các ảnh minh họa. Để dễ theo dõi mn nhớ click từng ảnh nhé!
Pingback: Nên Hay Không Nên Sử Dụng Phân Bón Lá Cho Hoa Hồng - Vườn Hoa Việt
You need to be a part of a contest for one of the highest quality blogs on the net.
I am going to recommend this web site!