Chat Facebook

Vì sao hoa hồng của tôi rất nhiều bệnh

Hoa hồng không những đẹp mà còn thơm, đó là điều mà ai đã từng chơi hoa hồng cũng phải thừa nhận, nhưng họ cũng phải thừa nhận việc trồng và chăm sóc hoa hồng là khá vất vả. Đặc biệt hoa hồng rất nhiều bệnh, cứ mùa nào bệnh đó. Mùa xuân thì hay có mưa phùn, thời tiết ẩm ướt nên hay có rệp xanh, bệnh mốc trắng, phấn trắng. Thời tiết ấm lên chút thì có sâu hại ăn lá và các loại sâu khác. Mùa hè nắng nóng hay có bệnh trĩ, mùa mưa thì hay có bệnh đốm lá, vàng lá, đốm đen, sương mai…, mùa đông, mùa khô thì hay có nhện đỏ, nhện cám,…

Tham khảo thêm: Vì sao bệnh nhện lại là ác mộng với người chơi hoa hồng

Tham khảo thêm: Kinh nghiệm phòng và trị bệnh đốm đen ở hoa hồng

Tham khảo thêm: Tìm hiểu về bệnh sương mai ở hoa hồng

Tham khảo thêm: Kinh nghiệm trị bệnh phấn trắng ở hoa hồng

Tham khảo thêm: Bệnh đốm đen trên hoa hồng

Khá nhiều người chia sẻ rằng dù rất thích hoa hồng, được ngắm những bông hoa với màu sắc nổi bật, form hoa đặc biệt với kiểu xếp cánh cầu kỳ, hương thơm độc đáo quyến rũ nhưng đôi khi cảm thấy khá nản trong việc trồng và chăm sóc hoa hồng. Mình đã chơi hoa hồng gần 10 năm nay và cũng cảm thấy như vậy, nhất là từ khi mở vườn lớn hàng hecta từ năm 2013 đến nay, việc trồng và chăm sóc hoa hồng tại vườn luôn có kế hoạch rõ ràng, từ chế độ cho ăn định kỳ, chế độ phòng trừ sâu bệnh định kỳ, chế độ cắt tỉa, dọn vệ sinh vườn định kỳ, và chỉ cần có một khoảng thời gian vài ngày nào đó vì lý do nào đó mà bỏ qua một công tác trong checklist công việc là vườn sẽ gặp vấn đề ngay lập tức. Tuy nhiên với mình thì hiện nay đây không còn là vấn đề quá lớn, hôm nay xin chia sẻ một số quan điểm của mình đúc rút được trong quá trình làm farm hoa hồng trong gần 7 năm qua, hi vọng sẽ giúp các bạn bớt căng thẳng, lo lắng và cả nghĩ trong quá trình trồng và chăm sóc hoa hồng, giúp bạn cảm thấy “nhẹ nhõm” để có thể thưởng thức hoa hồng hơn.

Chat ngay với chuyên gia

Có mấy vấn đề có liên quan đến cây bị sâu bệnh mình thấy như sau:

1. Ổ bệnh – nguồn bệnh

Khi có bệnh hại tất phải có nguồn bệnh sinh ra, nguồn bệnh luôn có sẵn trong đất, nước, không khí,… ở môi trường xung quanh. Việc của chúng ta là phải hạn chế nguồn bệnh, mình vẫn thường làm như sau:

  • – Phủ, trải bạt nền cho sạch sẽ, hạn chế cỏ dại
Vì sao hoa hồng của tôi nhất nhiều bệnh
Bạt đen trải trên nền đất cho sạch
  • – Có kế hoạch cắt tỉa hoa tàn, lá vàng, lá bệnh, lá hỏng, cành khô, chết, nấm… định kỳ. Thông thường với quy mô hàng hecta như nhà mình, mỗi đợt hoa tàn, là mình cho 7 công nhân bấm tỉa cả vườn luôn. Đây là một việc rất quan trọng
  • – Uốn tỉa cây gọn gàng vào vòm khung, kể cả cây hoa hồng cổ thụ hay hồng nhập ngoại hay những chậu hoa hồng leo lòa xòa. Hoa hồng là cây rất dày dăm, mọc về mọi hướng, nên sau một thời gian phát triển sẽ rất lòa xòa, rậm rạp. Ta nên tỉa tót hết những dăm con ở gốc cho thoáng gốc, cây càng thoát cao gốc, cao so với mặt đất thì càng ít bị nấm bệnh hơn, sau đó uốn vào khung, vòm cho đứng tán cây lên.

Giống như cà chua hay một số loại mướp, bầu…thay vì để chúng bò trên mặt đất sẽ thường xuyên bị nấm, mốc hoặc côn trùng bò trên mặt đất ảnh hưởng thì người ta làm giàn mướp, giàn bầu rồi làm khung giàn cho cà chua để hạn chế việc đó, góp phần tăng năng suất và chất lượng rất tốt.

Chat ngay với chuyên gia

Vì sao hoa hồng của tôi nhất nhiều bệnh
Khung giàn cà chua đẹp

 

Vì sao hoa hồng của tôi nhất nhiều bệnh
Một loạt chậu hoa hồng được uốn vào khung đẹp

 

Vì sao hoa hồng của tôi nhất nhiều bệnh
Chậu hồng ngoại size trung được uốn lên đẹp gọn gàng
  • – Kê lên đôn, gạch, cho cao chậu lên. Việc này thứ nhất giúp chậu nước không bị bít lỗ thoát nước ở đáy chậu, thứ hai kê cao sẽ giúp thông thoáng, cách xa mặt đất sẽ hạn chế được nấm bệnh như ở trên đã trình bày.
Vì sao hoa hồng của tôi nhất nhiều bệnh
Chậu hồng ngoại đại thụ được kê lên gạch ngay ngắn, cao ráo
  • – Dọn dẹp vệ sinh thường xuyên, thu gom rác cắt tỉa và bị rụng cho sạch sẽ vườn, thông thoáng, khô ráo vì nếu để bẩn, ẩm ướt sẽ rất dễ nảy sinh nấm bệnh hại. Đem thu gom thiêu hủy.
Vì sao hoa hồng của tôi nhất nhiều bệnh
Dọn dẹp sạch sẽ khu vực để cây
  • – Sử dụng chế phẩm Trichoderma Bacillus. Chúng ta biết rằng trong đất luôn luôn có cả những vi sinh vật có lợi, vi sinh vật có hại và vi sinh vật không có lợi cũng không có hại. Chúng sống trong đất, bao quanh bộ rễ, chúng cạnh tranh nhau thức ăn và không gian sống, vì thế nếu có thể tăng lượng vi sinh vật có lợi lên để tiêu diệt hoặc hạn chế nấm bệnh gây hại thì sẽ vô cùng tốt, chế phẩm Trichoderma Bacillus sẽ giúp bạn làm được điều đó. Cũng giống như hệ tiêu hóa của con người, chúng ta không nên dùng men tiêu hóa mà nên dùng men si vinh, men tiêu hóa sẽ tiêu diệt hết hệ vi sinh vật có hại và tất nhiêu cũng tiêu diệt luôn vi sinh vật có lợi, điều này chưa phải là giải pháp tối ưu, hãy dùng men vi sinh, chúng bao gồm lợi khuẩn và nấm đối kháng, vừa tăng cường hệ vi sinh vật có lợi lại có nấm đối kháng tiêu diệt vi sinh vật có hại. Đây mới là phương án tối ưu nhất.

Chat ngay với chuyên gia

Tuyệt chiêu chăm sóc hoa hồng cổ thụ mới khai thác
chế phẩm trichoderma bacillus

Tất cả những việc trên cần được lên kế hoạch làm định kỳ cho vườn, mình tin rằng nếu các bạn làm được như vậy sẽ hạn chế được rất nhiều bệnh hại có thể phát sinh.

2. Sức khỏe của cây hoa hồng

Cây trồng cũng như con người, có hệ miễn dịch tự nhiên. Tức là chúng có khả năng tự nhiên chống lại bệnh tật để sinh tồn. Vì thế khi cây bị bệnh, mình giả sử là bệnh phấn trắng, nếu bạn muốn, có thể phun thuốc cho cây. Nhưng nếu bạn không muốn sử dụng thuốc, bạn hãy cắt tỉa toàn bộ cây để chờ bật lộc đợt mới, ta sẽ chờ thời gian rồi chơi lứa hoa khác, khi trời nắng nóng trên 28 độ C, phấn trắng sẽ bị chết và cây sẽ hết bệnh.

Còn để tăng cường sức khỏe tự nhiên của cây hoa hồng, cần có chế độ cho ăn hợp lý và tự nhiên. Ở xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái nơi có độ cao khoảng 1400m so với mực nước biển, quanh năm khí hậu mát mẻ, là nơi nổi tiếng với cây chè Shan Tuyết, với gần 300ha chè Shan Tuyết cổ, đa số các cây chè đều có tuổi đời trên 100 năm, một số lượng khá lớn tuổi đời trên 300 năm, thậm chí cây cổ nhất tuổi đời lên đến gần nửa thiên niên kỷ (gần 500 tuổi) đã được cho vào danh mục cây di sản Việt Nam –  được mệnh danh là thủy tổ của cây chè thế giới.

Chat ngay với chuyên gia

Vì sao hoa hồng của tôi nhất nhiều bệnh
Đồi chè Shan Tuyết

Chè Shan Tuyết nổi tiếng là loại chè thơm ngon và chất lượng nhất Việt Nam, mình có giao lưu với một nghệ nhân chè ở đây – bác là dân gốc Thái Nguyên vì đam mê chè mà đã chuyển từ làm chè ở Thái Nguyên truyền thống lâu đời lên tận vùng Suối Giàng này để làm chè Shan Tuyết. Những cây chè Shan Tuyết được bác kể lại rằng đều do cây tự tổng hợp dinh dưỡng từ đất mà nuôi cây, ngoài ra có một lượng nhỏ phân hữu cơ, phân chuồng do các hộ gia đình người H’Mông chăn thả tự do gia súc ở trên các đồi chè. Ngoài ra cây không được bón bất cứ loại phân bón vô cơ, phân hóa học nào. Bác chia sẻ chỉ cần bón phân hóa học, cây bốc rất nhanh và lập tức sẽ bị bệnh hoặc bị sâu tàn phá, những cây chè đó khi thu hoạch làm chè cũng cho hương vị không còn được thơm ngon đặc sắc như những cây không bón phân hóa học.

Chat ngay với chuyên gia

Vì sao hoa hồng của tôi nhất nhiều bệnh
Cây di sản chè Shan Tuyết cổ nhất Việt Nam

Cây hoa hồng cũng như vậy, ngày nay du nhu cầu tăng năng suất và mục đích thương mại, người ta thường xuyên sử dụng phân bón hóa học và chất kích thích tăng trưởng. Nếu bạn cũng làm vậy, cây hoa hồng của bạn sẽ bốc rất nhanh, nhìn mã đẹp nhưng đổi lại thì rất yếu, sức đề kháng kém và chỉ cần gặp điều kiện bất lợi hoặc sâu bệnh, cây sẽ bị bệnh và bị tàn phá ngay. Vì thế bạn nên có chế độ cho ăn hợp lý, chủ yếu là phân bón hữu cơ, phân bón hữu cơ khoáng, phân bón vi sinh từ các nguyên liệu tự nhiên như phân chuồng (phân bò bón cho hoa hồng, phân gà bón cho hoa hồng, phân dê cho hoa hồng… ), đỗ tương, cá, giun quế, rong biển… các bạn có thể tham khảo chế độ cho ăn tại vườn mình qua các bài sau nhé:

Tham khảo thêm: Chế phẩm đỗ tương cho hoa hồng

Tham khảo thêm: Phân bón trung vi lượng cho hoa hồng

Tham khảo thêm: Viết về những chậu phân bò cho hoa hồng

Tham khảo thêm: Bón phân gà cho hoa hồng

Tham khảo thêm: Bón phân dê cho hoa hồng

Trong đó mình sử dụng các loại phân chuồng như phân gà, phân bò để tăng độ mùn cho đất, cải tạo đất giúp đất tơi xốp, rễ cây dễ dàng phát triển và hấp thụ dinh dưỡng. Còn lại để có chế độ dinh dưỡng toàn diện cho cây thì mình sử dụng “chế phẩm đỗ tương cho hoa hồng” hoàn toàn từ tự nhiên như mình đã nói ở trên. Cây ở vườn của mình luôn khỏe mạnh và cho năng suất cao. Ví dụ như vào mùa nhện, nhện thường phát triển ở những lá bánh tẻ, lá già, vườn mình vẫn bị nhện, tuy nhiên cây vẫn phát triển bình thường và khỏe mạnh, cây vẫn cho sai hoa và hoa nở cũng rất đẹp. Điều này mình thấy hoàn toàn bình thường, bởi dù có nhện, nhưng vì sức khỏe của cây tốt, sức đề kháng tốt, cây được cho ăn những chế phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên mà lại rất giàu dinh dưỡng, cây hấp thụ dinh dưỡng rất tốt. Tham khảo quy trình mình cho ăn ở đây nhé:

Tham khảo thêm: Quy trình vàng bón phân cho hoa hồng

Chat ngay với chuyên gia

==> Để được tư vấn kỹ hơn, hãy nhấn vào đường link dưới đây:

https://www.facebook.com/messages/t/noihoituhuongsacviet

Hotline: 0889098986

Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trở thành chuyên gia hoa hồng
Và sở hữu ngay vườn hồng mơ ước

"Chúng tôi sẽ gửi cho bạn bộ quà tặng và tài liệu giúp bạn trở thành chuyên gia về hoa hồng"

Chat Facebook
Chat Zalo
Hotline: 081.99.20.968