Một trong những bệnh hay gặp ở thời điểm cuối mùa đông và trong mùa xuân này đó là bệnh sương mai ở hoa hồng, nguyên nhân là do một số đợt không khí nồm ẩm độ ẩm rất cao, kết hợp với nhiệt độ mát là điều kiện để bệnh sương mai phát triển.
I. Dấu hiệu nhận biết của bệnh sương mai ở hoa hồng
Bệnh sương mai là một bệnh rất phổ biến, người chơi hoa hồng nhiều năm sẽ thấy bệnh lặp lại nhiều lần, thường xuyên phải đối mặt và xử lý với bệnh sương mai ở hoa hồng. Trên lá, vết bệnh lan rộng từ màu đỏ tía đến nâu sẫm, dạng hình bất định, nhìn như vết bỏng. Lá non cong lại màu vàng, bào tử màu xám chỉ phát triển ở mặt dưới của bộ lá. Khi bệnh nặng có thể làm rụng lá hang loạt, gây chậm sự phát triển của cây, cây còi, lá nhỏ, khả năng bật chồi và ra hoa kém hẳn.
II. Nguyên nhân gây ra bệnh sương mai ở hoa hồng
Do nấm Peronospora sparsa gây ra.
Nấm bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm và mát.
Thời điểm thích hợp là vào mùa đông mà có những đợt nồm ẩm, hoặc vào mùa xuân, hoặc vào mùa hè mà có những đợt mưa nhiều, nhiệt độ giảm mát thường là điều kiện tốt để nấm sinh sôi và phát triển.
III. Kinh nghiệm phòng bệnh sương mai ở hoa hồng
Trong các bài trị bệnh hại do các loại nấm gây ra điều có những biện pháp phòng bệnh tương đối giống nhau, các bạn có thể tham khảo các bài đó, mình có thể liệt kê ra đây:
– Luôn có chế độ cắt tỉa hoa tàn, lá bệnh, vàng, lá chết, cành khô, cành chết, cành bệnh định kỳ. Với quy mô vườn hơn 10.000m2 (hơn 1 ha) tại vườn trụ sở chính tại Hà Nội, mình luôn có 3 cô bác bấm tỉa định kỳ cho vườn. Sau khi cắt tỉa, thu gom toàn bộ rác đó đem ra ngoài bãi rác đốt, sau đó quét dọn vườn sạch sẽ, vườn hồng luôn được đảm bảo sạch sẽ thông thoáng thì sẽ ít bị nấm bệnh
Đây luôn là việc quan trọng nhất trong việc phòng trừ bất cứ bệnh gì kể cả trĩ, nhện…
– Để cây, sắp xếp cây trong vườn với mật độ hợp lý, thông thoáng, không quá chật chội, không sắp xếp cây 2 tầng tán tránh tầng dưới mất ánh sang trực tiếp, điều này giúp tránh được ủ mầm bệnh, vì bệnh rất kỵ nắng trực tiếp, chỉ cần có ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ trên 270C là nấm tự động chết, bệnh sẽ tự động khỏi.
– Chú ý theo dõi tình hình thời tiết để chủ động trong việc phòng bệnh: Trong việc theo trồng và chăm sóc hoa hồng thì việc nắm được tiết trời theo mùa là vô cùng quan trọng, và đặc biệt là luôn phải đọc, xem bản tin thời tiết để có cái nhìn tổng quan về thời tiết ít nhất 3 ngày đến 1 tuần. Ví dụ nếu hôm nay thời tiết báo 3 ngày nữa sẽ có một đợt mưa phùn kéo dài khoảng 3 – 4 ngày trời mới khô ráo trở lại, thì ngay lập tức mình sẽ triển khai với đội kỹ thuật xem chỗ nào chưa bấm tỉa thì bấm tỉa nốt, sau đó dọn dẹp sạch sẽ và tiến hành phun thuốc phòng bệnh trước khi có mưa về. Thời tiết sau đó mưa ẩm ướt kéo dài cộng với nhiệt độ phù hợp sẽ sinh nấm gây bệnh, nhưng vườn đã sạch sẽ cộng với cây được phun thuốc phòng bệnh, nên vài ngày sau trời khô ráo trở lại và toàn bộ cây trong vườn hồng vẫn khỏe mạnh và không bị mắc bệnh.
Tham khảo thêm: cách phòng trừ bệnh đốm đen ở hoa hồng
IV. Kinh nghiệm trị bệnh sương mai ở hoa hồng
Biện pháp hóa học: Có thể dùng các loại thuốc sau để phòng trừ:
+ Iprovalicarb + Propineb (Melody duo 66.75WP)
+ Eugenol (Genol 0.3SL, 1.2SL)
+ Ethaboxam (Danjiri 10SC)
+ Cucuminoid + Gingerol (Stifano 5.5SL)
Lưu ý: Sử dụng luân phiên thuốc để tăng tính hiệu quả, kèm them chất bám dính tăng hiệu quả lâu dài của thuốc.
+ Melody duo 66.75WP
+ Genol 0.3SL, 1.2SL
+ Stifano 5.5SL
+ Danjiri 10SC
Để được tư vấn kỹ hơn, hãy nhấn vào đường link dưới đây:
https://www.facebook.com/messages/t/noihoituhuongsacviet
Hotline: 0889098986