Ở nước ngoài, đối với những cây to từ 1 đến 2 năm tuổi, vào mùa đông khi nhiệt độ giảm sâu, cây rơi vào trạng thái ngủ đông, người ta có thể tiến hành cắt tỉa phần lớn lá, cành, và chỉ để lại phần gốc rễ và một số thân chính thoát lên khoảng 30 – 50cm, rũ hết đất chỉ còn lại trơ bộ rễ để tiến hành gửi đi các nơi khác hoặc xuất khẩu. Hàng đó còn gọi là rễ trần.
Tham khảo thêm: Hoa hồng rễ trần
1. Chọn thời điểm phù hợp
Cho nên nếu muốn khai thác hoa hồng cổ thụ hiệu quả, cũng nên tránh mùa hè, mùa thu, nên khai thác vào mùa đông hoặc mùa xuân, khi nhiệt độ không quá nóng, cây dễ bị sốc mà chết rất phí. Nếu khai thác vào mùa hè hoặc mùa thu cần có kỹ thuật hoặc một vài mẹo thì vẫn có thể tiến hành được, tuy nhiên sẽ mất thời gian hơn.
2. Trút hoa, lá và ngọn trước khi đánh bầu
Cây hoa hồng cổ đang phát triển bình thường, khi bị chặt đứt rễ, cần phải được cắt tỉa bớt ngọn và lá (khoảng trên 80%), nếu cây rất cổ, gốc đã sần sùi chứ không còn được tươi gốc thì nên hạ toàn bộ lá và ngọn. Nếu để nguyên toàn bộ hoa, lá, ngọn cây sẽ cần một lượng nước rất lớn, mà cây khi chặt toàn bộ rễ sẽ không vận nước nên để nuôi cây được dẫn đến cây bị ngốt rất nhanh và có thể bị chết.
3. Đánh bầu phù hợp với cây
Bầu quá to sẽ rất nặng, khó thi công lại không cần thiết. Bầu quá nhỏ không đảm bảo thậm chí cây có thể bị chết, vì thế cần có đánh giá chuẩn và dựa vào địa hình cây đang sống để đánh bầu cho hợp lý.
Trước khi đánh bầu cần ngắt nước vài ngày để cây không bị ngốt, sốc khi bị chặt rễ. Bầu cây cần đảm bảo chắc, không bị vỡ bầu, bầu cần có rễ chính.
4. Đánh bầu xong đai thật chặt để quá trình vận chuyển không bị ảnh hưởng
Sau khi đánh bầu xong cần đai thật chặt, nếu dùng 1 con nín chưa chặt có thể dùng 2 hoặc thậm chí 3 con nín cho thật chặt bầu, đảm bảo di chuyển, lăn lê trên mọi địa hình không bị ảnh hưởng gì, hoặc di chuyển đi xa cũng không bị vỡ bầu.
Những giống hoa hồng cổ khỏe như hồng cổ sapa, hồng đào cổ, hồng bạch xếp cổ… có bị long bầu mọt chút có thể không sao, nhưng một số loại hoa hồng cổ rất yếu như hồng cổ bạch văn khôi (hồng cổ vân khôi) mà hơi lỏng bầu một chút thì rất rễ bị chết.
5. Tránh để bị long gốc, lung gốc khi đánh bầu hoặc khi vận chuyển
Một trong những điều tối kị khi đánh cây đó là để gốc bị lung lay, cây rất dễ bị chết. Vì thế nếu thấy gốc cây có thể bị lung lay, cần đóng cọc phụ vào gốc kết hợp với kỹ thuật đai bầu hợp lý để tránh việc gốc cây bị lung lay, gốc cây luôn chắc thì cây cũng được đảm bảo.
6. Chia giai đoạn đánh rễ nếu gặp điều kiện bất lợi
Nếu thời tiết hơi nóng, hoặc cây hơi yếu hoặc một số điều kiện bất lợi khác mà bạn vẫn muốn đánh sớm cây hoa hồng cổ thụ đó thì có thể chia thành nhiều lần đánh rễ, xăm rễ. Tức là thay vì đánh bứng cây lên luôn, bạn có thể chia thành 2 giai đoạn, lần đầu ta chỉ đánh rễ một nửa, sau đó lại lấp đất lại, cây sẽ còn một nửa bên chưa xăm, chặt đứt rễ để vận nước và dinh dưỡng bình thường lên cho cây. Chờ tiếp khoảng nửa tháng khi một nửa bị đánh rễ đã đóng keo lại và bật rễ mới ta tiến hành xăm nốt một nửa còn lại rồi lại lấp đất lại, chờ nửa tháng sau mới đánh bật hẳn cây lên.
Phương pháp này giúp giảm thiếu rủi ro rất nhiều so với đánh trực tiếp lên luôn trong những điều kiện không thuận lợi mà vẫn muốn đánh cây. Thậm chí với những cây rất quý và hiếm, người ta còn chia làm 4 giai đoạn, mỗi lần chỉ xăm ¼ rễ rồi mới đánh bứng cây đi.
Trên đây là một số lưu ý rất quan trọng nếu khai thác những cây hoa hồng cổ thụ về, nhằm giúp tránh các rủi ro có thể gặp phải, hi vọng sẽ giúp ích cho mọi người
==> Để được tư vấn kỹ hơn, hãy nhấn vào đường link dưới đây:
https://www.facebook.com/messages/t/noihoituhuongsacviet
Hotline: 0889098986
Tham khảo thêm: Quy trình trồng cây hoa hồng cổ thụ
Tham khảo thêm: Tuyệt chiêu chăm sóc cây hoa hồng cổ thụ mới khai thác