Thời gian qua mình liên tục nhận được phản hồi của rất nhiều người chơi hoa hồng về việc tại sao hoa hồng ra ít hoa, sau khi hết lứa hoa trước, đã cắt tỉa gọn gàng sạch sẽ, bón phân đầy đủ nhưng lứa sau cây bật khá ít mầm, không dày dăm dày tược như mọi khi. Nhiều cây còn không bật mầm, lá cây không đẹp mã, rất nhiều lá vàng. Thậm chí nhiều cây đang khỏe mạnh tự nhiên lăn đùng ra chết. Để giải đáp các thắc mắc của mọi người, hôm nay mình xin chia sẻ một vài kinh nghiệm cách trồng hoa hồng và chăm sóc hoa hồng vào mùa mưa để tất cả mọi người yêu hoa hồng tham khảo về để áp dụng cho vườn nhà mình nhé.
>>>> XEM THÊM: Cách trồng và chăm sóc hoa hồng
Cách trộn giá thể trồng hoa hồng mùa này như thế nào?
Do đây vẫn đang là thời điểm mùa mưa tại miền Bắc, nên sẽ có vài đặc điểm đặc trưng của mùa mưa, các bạn cần lưu ý mấy điểm này.
Do lượng mưa của mùa mưa thường lớn, thời gian lại kéo dài, mà hầu như năm nay nhiều thời điểm mưa từ đầu tháng đến cuối tháng dẫn đến đất trong chậu thường hay bị đọng nước, xĩnh nước, nếu nước không nhanh thoát, hiện tượng xĩnh nước xảy ra lâu có thể làm cho bộ rễ bị ngạt, úng có thể dẫn đến chết cây, hoặc nếu nước thoát chậm, bộ rễ của cây yếu, dẫn đến cây yếu, từ đó sức đề kháng của cây giảm và có thể dẫn đến nhiều bệnh khác.
Nên là điều tiên quyết trong mùa mưa này để cây luôn được khỏe mạnh là độ thoát nước trong chậu phải tốt, mọi người nên sử dụng loại giá thể trồng hoa hồng có độ thoát nước tốt trong mùa này.
- Mọi người tham khảo thêm : Cách trộn giá thể trồng hoa hồng
Cách bón phân cho hoa hồng vào mùa mưa cần lưu ý điểm gì?
Cách bón phân cho hoa hồng vào thời điểm này cũng rất quan trọng. Khi nước đang bị đọng trong chậu do thoát nươc chậm hoặc mưa quá nhiều mà chúng ta lại bón phân không hợp lý, dư lượng phân trong chậu kết hợp với hiện tượng đọng, xĩnh nước chính là cách nhanh nhất hạ gục cây hoa hồng của bạn, nên là thời điểm này, nếu thấy mưa quá nhiều mọi người nên giảm lượng phân bón định kỳ cho cây xuống một nửa hoặc một phần ba với mỗi lần tưới, cũng nên ngâm tan rồi mới tưới để cây có thể hấp thu dễ hơn. Mọi người nên theo dõi dự báo thời tiết để tiện cho kế hoạch bón phân cho hoa hồng, nếu thấy có dự báo mưa lớn hoặc mưa liên tục thì không nên bón, qua đợt mưa hãy bón. Đặc biệt lưu ý là khi vừa bón phân xong mọi người phải tưới qua nước luôn, tránh phân đọng lại trên cành lá trong quá trình tưới sẽ bị cháy lá ảnh hưởng rất lớn đến cây. Điều quan trọng nhất là phải đánh giá được tình trạng sức khỏe của cây kết hợp với thời tiết để bón phân cho hợp lý trong mùa mưa này.
- Tham khảo thêm bài: Cách bón phân cho hoa hồng
Sâu bệnh hại hoa hồng nào mùa này cần lưu ý?
Các cụ thường dặn là chỉ nên tưới nước cho cây vào buổi sang sớm hoặc chiều muộn, không nên tưới giữa trưa, vì sao vậy? Do giữa trưa là thời điểm nóng nhất trong ngày, nếu ta tưới nước sẽ tạo ra môi trường nóng ẩm, mà nóng ẩm chính là điều kiện thuận lợi để sinh sôi và phát triển các loại nấm bệnh. Tương tự như vậy, vào mùa mưa, khi vừa tạnh mưa xong lại có nắng to luôn nên rất dễ phát sinh nấm bệnh, sức khỏe của cây lại đang yếu nên dễ bị nhiễm nấm bệnh. Để chủ động phòng trừ mọi người nên để cây với mật độ thông thoáng, nhặt và tỉa lá vàng, cành khô, chết, bệnh… thường xuyên định kỳ. Ngay sau khi tạnh mưa, mặt đất bắt đầu khô ráo nên phun phòng các loại trị nấm, sâu bệnh để tránh cây bị nhiễm bệnh, mọi người có thể sử dụng thuốc A.v.tvil 5SC, hoặc Byphan 800WP (Man Xanh), Mekomil Gold 680WG… để phòng và trị các loại nấm hoặc TIKTOT 60EC, Bafutit 5WG… để trị hầu hết các loại sâu nhé.
Quan trọng nhất là thường xuyên kiểm tra cây, nhặt hết là vàng, lá chết, bệnh, bấm tỉa cành khô, cành chết. Có vậy nấm bệnh không phát sinh và cũng hạn chế lây lan sang các cây khác.
- Tham khảo thêm: Cách phòng trừ sâu bệnh hại hoa hồng
Để được tư vấn kĩ hơn, hãy nhấn vào đường link Facebook dưới đây:
https://www.facebook.com/messages/t/noihoituhuongsacviet