Bệnh rỉ sắt cũng là một trong những bệnh phổ biến ở hoa hồng, tuy thời điểm này chưa đến mùa xuân, hè nhưng vườn mình đã xuất hiện một hai đợt bệnh rỉ sắt ở hoa hồng, nguyên nhân là năm nay thời tiết có sự thay đổi so với mọi năm, và theo kinh nghiệm của mình tổng hợp từ năm 2010 đến nay, thì hầu như không năm nào thời tiết giống năm nào, thời tiết càng ngày càng cực đoan, nên là bệnh chỉ ở mùa nào đó mới xuất hiện thì giờ có thể xuất hiện ở bất cứ mùa nào trong năm cũng không có gì là lạ.
I. Bệnh rỉ sắt gây hại ở mùa nào và biểu hiện ra sao và hệ quả của bệnh rỉ sắt
Bình thường thì bệnh rỉ sắt ở hoa hồng thường xuất hiện vào mùa xuân và mua hè. Vết bệnh dạng chấm nổi màu vàng da cam hoặc màu gỉ sắt, hình thành ở mặt dưới lá, bệnh làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ, cây còi cọc. Xuất hiện ở lá bánh tẻ và già. Mặt sau lá xuất hiện nhiều vết màu rỉ sắt hoặc vàng cam. Mặt trên lá vàng vọt. Đó là những dấu hiệu nhận biết cơ bản nhất của bệnh rỉ sắt ở hoa hồng.
1. Nguyên nhân gây ra bệnh rỉ sắt ở hoa hồng
– Do tàn dư của cây đã nhiễm bệnh còn sót lại. Hoặc bởi nấm lây lan qua không khí.
– Bệnh do nấm Phragmidium mucronatum gây ra
– Bào tử lan truyền trong không khí, trên tàn dư cây bệnh còn sót lại trên đồng ruộng, nhiệt độ cho nấm phát triển là từ 18 – 210
Có một lưu ý quan trọng là bảo tử nấm có thể lan truyền trong không khí, chính vì vậy bệnh rỉ sắt rất dễ lây lan sang các cây khác hoặc khu khác chưa bị bệnh khi có gió, có mưa…
2. Cách phòng bệnh rỉ sắt ở hoa hồng
Một số bệnh do các loại nấm gây ra đều có cách phòng khá giống nhau, mình xin chia sẻ lại một số điều mình tâm đắc mà mình đã chia sẻ ở bài kinh nghiệm phòng và trị bệnh phấn trắng cho hoa hồng
Phòng bệnh luôn là quan trọng nhất, bởi khi đã bị phấn trắng nặng việc chữa trị khỏi hẳn khá lâu, mất cả một lứa ra hoa mới khỏi được, chúng ta cũng không có lứa hoa để ngắm, chơi trong thời gian khá lâu. Chính vì thế để phòng bệnh phấn trắng hiệu quả, mình thường làm như sau:
– Luôn có chế độ cắt tỉa hoa tàn, lá bệnh, vàng, lá chết, cành khô, cành chết, cành bệnh định kỳ. Với quy mô vườn hơn 10.000m2 (hơn 1 ha) tại vườn trụ sở chính tại Hà Nội, mình luôn có 3 cô bác bấm tỉa định kỳ cho vườn. Sau khi cắt tỉa, thu gom toàn bộ rác đó đem ra ngoài bãi rác đốt, sau đó quét dọn vườn sạch sẽ, vườn hồng luôn được đảm bảo sạch sẽ thông thoáng thì sẽ ít bị nấm bệnh
Đây luôn là việc quan trọng nhất trong việc phòng trừ bất cứ bệnh gì kể cả trĩ, nhện…
– Để cây, sắp xếp cây trong vườn với mật độ hợp lý, thông thoáng, không quá chật chội, không sắp xếp cây 2 tầng tán tránh tầng dưới mất ánh sang trực tiếp, điều này giúp tránh được ủ mầm bệnh, vì bệnh phấn trắng rất kỵ nắng trực tiếp, chỉ cần có ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ trên 270C là nấm tự động chết, bệnh sẽ tự động khỏi.
– Chú ý theo dõi tình hình thời tiết để chủ động trong việc phòng bệnh: Trong việc theo trồng và chăm sóc hoa hồng thì việc nắm được tiết trời theo mùa là vô cùng quan trọng, và đặc biệt là luôn phải đọc, xem bản tin thời tiết để có cái nhìn tổng quan về thời tiết ít nhất 3 ngày đến 1 tuần. Ví dụ nếu hôm nay thời tiết báo 3 ngày nữa sẽ có một đợt mưa phùn kéo dài khoảng 3 – 4 ngày trời mới khô ráo trở lại, thì ngay lập tức mình sẽ triển khai với đội kỹ thuật xem chỗ nào chưa bấm tỉa thì bấm tỉa nốt, sau đó dọn dẹp sạch sẽ và tiến hành phun thuốc phòng bệnh trước khi có mưa về. Thời tiết sau đó mưa ẩm ướt kéo dài cộng với nhiệt độ phù hợp sẽ sinh nấm gây bệnh, nhưng vườn đã sạch sẽ cộng với cây được phun thuốc phòng bệnh, nên vài ngày sau trời khô ráo trở lại và toàn bộ cây trong vườn hồng vẫn khỏe mạnh và không bị mắc bệnh.
3. Kinh nghiệm trị bệnh rỉ sắt ở hoa hồng
– Cắt tỉa toàn bộ chồi, nụ, hoa, lá đã bị nhiễm bệnh, đem rác đi đổ, tiêu hủy. Một số trường hợp hơi nhẹ ta có thể không cần cắt tỉa để chữa bệnh và tiếp tục thưởng thức lứa hoa đó luôn. Nhưng khi đã nặng hoặc bị trên diện rộng, kinh nghiệm của mình cho thấy hãy cắt tỉa sâu và cắt tỉa toàn bộ luôn cho mau ra hoa đợt mới, vừa tạo điều kiện chữa bệnh rất nhanh vừa đỡ mất thời gian.
– Duy trì chế độ bón phân cho hoa hồng như bình thường: mọi người thường hạn chế bón phân khi cây bị bệnh để tập trung phun thuốc cho đỡ bệnh rồi mới cho ăn như bình thường, nhưng kinh nghiệm của mình cho thấy, thứ nhất chế độ cho ăn của mình đa phần là thành phần hữu cơ và chế phẩm vi sinh như chế phẩm đỗ tương ngâm cho hoa hồng, phân hữu cơ vi sinh HVP 301B, chế phẩm EM2 theo tỉ lệ 1:10,… nên rất tốt cho cây, thứ hai cây bị bệnh phấn trắng đa phần ở mùa đông và mùa xuân nên nhiệt độ rất phù hợp với sự phát triển của hoa hồng, không sợ bị đạm cao, xót phân, cũng không lo cây yếu giảm khả năng hấp thụ. Thứ ba là khi cây vẫn hấp thụ tốt như vậy, sức khỏe của cây tốt, dù có bị bệnh cây vẫn phát triển bình thường, khi cắt tỉa nhanh chóng cho bật lại lứa mầm lứa hoa mới.
– Sử dụng luân phiên thuốc trị bệnh, một số loại thuốc như Daconil, A.v.tvil 5SC, Dibazole 10SL, Fulvin 5SC…thay vì chỉ dùng một loại thuốc. Điều nay tăng cường hiệu quả hơn nhiều so với việc mình chỉ dùng một loại thuốc. (Ảnh những loại thuốc trên)
– Nhắc lại thuốc, đánh lại sau 2 3 ngày tùy tình trạng của bệnh, một điều quan trọng khi dùng thuốc là bệnh ít khi khỏi và sạch hẳn sau chỉ một lần dùng thuốc, nếu hiệu quả cũng chỉ là 80 – 90% , nên dùng lại thuôc hoặc nhắc lại thuốc sau 2 3 4 ngày, vừa sạch bệnh vừa trị hết trứng để lại của bệnh.
– Sử dụng chất bám dính khi phun thuốc để tăng hiệu quả việc sử dụng thuốc.
– Hạn chế tưới lên hoa, mặt lá khi cây đã bị bệnh. Tránh việc lây lan bệnh sang những lá khác vùng khác khi cây bị bệnh.
==> Để được tư vấn kỹ hơn, hãy nhấn vào đường link dưới đây:
https://www.facebook.com/messages/t/noihoituhuongsacviet
Hotline: 0889098986