Gần đây sau một thời gian dài mình có giới thiệu đến mọi người sản phẩm chế phẩm đỗ tương ngâm cho hoa hồng, rau sạch và cho cây ăn quả thì mình thấy có phong trào tự ủ đỗ tương để sử dụng cho cây tại ban công, sân vườn tại nhà. Hầu hết đều kêu có mùi tanh thối và thắc mắc với mình là ủ như thế nào mà lại không còn mùi (thậm chí có mùi thơm thơm chua chua khá dễ chịu).
Thực ra vấn đề mùi khi sử dụng đỗ tương theo cách ngâm truyền thống chỉ là một trong nhiều vấn đề, bởi nhiều người yêu hoa có thể cố gắng chịu đựng để tưới cho cây, tuy nhiên theo mình đó chỉ là một trong những vấn đề trong rất nhiều hạn chế khi các bạn tự ủ theo cách truyền thống mà sau đây mình sẽ phân tích đầy đủ trong bài này.
I. Ủ đỗ tương cho cây theo cách truyền thống có những hạn chế gì?
1. Vấn đề mùi tanh thối ảnh hưởng đến người sử dụng và môi trường xung quanh.
Theo cách truyền thống thì nếu chỉ ngâm ủ với nước thì sẽ phát sinh ra mùi hôi thối rất khó chịu, việc này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tâm lý người sử dụng. Có rất nhiều người vì cuồng vẻ đẹp, mùi thơm và sức hấp dẫn của muôn vàn các loài hoa hồng, từ các loại hoa hồng cổ Việt Nam như hồng cổ bạch vân khôi, hồng cổ son môi… đến những tuyệt tác hoa hồng ngoại như hoa hồng ngoại Juliet, hoa hồng ngoại Catalina…rồi rất nhiều người yêu hoa, thích cây cối nên cố gắng sử dụng đỗ tương ngâm theo cách truyền thống hoặc tự ủ và cố gắng chịu đựng mùi hôi thối của chúng mong được một ngày ngắm những bông hoa xinh xắn, tinh tế cùng với hương thơm hấp dẫn.
Ngoài ra mùi hôi thối tỏa ra xung quanh còn ảnh hưởng đến môi trường sống, tới hàng xóm… gây ô nhiễm môi trường. Nhiều người cũng rất muốn dùng nhưng tâm lý e ngại hàng xóm nên lại thôi.
Vì sao người ta sẵn sang chịu đựng mùi khó chịu đó? Quan trọng nhất mình nhận ra đó là mọi người cho rằng đỗ tương ngâm có mùi thối mới tốt và hiệu quả, và càng thối càng tốt, vì thế mà mọi người cố nhắm mắt nhắm mũi vào để tưới cho cây. Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm nhé. Mình sẽ phân tích ở phần ngay sau đây.
2. Hiệu suất hấp thụ dinh dưỡng của cây không cao
Trong đỗ tương rất giàu đạm, nhưng dạng dinh dưỡng này ở dạng protein cao phân tử (được cấu thành từ hàng trăm axit amin), cấu trúc phân tử lớn như vậy nên cây trồng rất khó hấp thụ trực tiếp protein qua khí khổng của rễ và lá. Vì vậy phương pháp sản xuất chế phẩm đỗ tương của mình dựa theo công nghệ vi sinh của Nhật Bản chính là nhờ enzym cắt nhỏ/phân giải protein đó thành những phần tử có cấu trúc thấp hơn – chính là các axit amin. Đây chính là nguyên lý cốt lõi cũng là khác biệt duy có của chế phẩm đỗ tương bởi axit amin là dạng dinh dưỡng mà cây trồng có thể hấp thụ trực tiếp (rất nhanh) rất dễ dàng qua khí khổng của lá và bộ rễ. Cây hấp thụ luôn mà không cần phải trải qua quá trình “tiêu hóa”, từ đó chế phẩm đỗ tương ngâm có rất nhiều ưu điểm vượt trội mà mình đã có khá nhiều bài viết về nó các bạn tham khảo ở đây:
Vậy nên mình thấy ở nhiều vùng bà con đang tự ủ đỗ tương nhưng cho hiệu quả không cao như ý, dĩ nhiên rồi bởi dù các bạn có ngâm bao lâu thì dưới tác dụng của nước, protein rất khó được phân giải thành các phần tử có cấu trúc thấp hơn (axit amin), do đó cây rất khó hấp thụ được dinh dưỡng hoặc hấp thu rất chậm. Sau thời gian dài dinh dưỡng cũng bị thất thoát đi phần nào nữa.
Nhiều người còn dùng men để xử lý, tuy nhiên men chỉ có hiệu quả cao khi ở trong lò ủ ở 520 C (mình thấy nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn quá hiệu quả không cao bằng), mọi người sử dụng ở điều kiện thường men không được kích hoạt nên hiệu quả rất chậm và thấp. Vì thế nói chung là hiệu suất của việc bà con tự ủ đỗ tương là rất thấp.
Như trong bài “Chế phẩm đỗ tương ngâm cho cây ăn quả” và “Chế phẩm đỗ tương cho hoa hồng” mình có chia sẻ, việc bà con xay đỗ tương rồi rắc quanh gốc cam, bưởi ở những trang trại cam thì sao? Chính mình cách đây hơn 4 năm khi mở vườn hoa hồng rộng hàng hecta cũng lấy cảm hứng từ hành động này của bà con mà nghiên cứu và sản xuất ra chế phẩm đỗ tương, tuy nhiên việc đó không cắt được những liên kết peptit trong protein để phân giải thành axit amin cho cây hấp thụ được, cho nên về cơ bản việc đó chỉ giúp tiết kiệm nhân công (chỉ phải rắc một lần cho cây hấp thụ dần thay vì phải bón, tưới phân nhiều lần, một lần bón cho vài chục hecta tốn rất nhiều công), giúp cải tạo đất, giúp cây hấp thu được một phần dinh dưỡng, vấn đề mùi cũng không đáng ngại vì trang trại cách xa khu dân cư, còn xét về mặt dinh dưỡng thì hiệu suất là rất rất thấp so với việc mình sản xuất chế phẩm đỗ tương rồi bón theo kế hoạch định kỳ cho cây
3. Thời gian ủ lâu, không linh hoạt và chủ động trong kế hoạch
Như trên đã nói, nếu không có lò ủ ở chuẩn 520 C kết hợp với lượng enzyme sản sinh ra cần thiết thì bạn có ủ rất lâu protein cũng không được phân giải thành dinh dưỡng phù hợp với cây. Nhiều người ủ trong thời gian từ 4 tháng thậm chí nửa năm mà hiệu suất sử dụng vẫn không cao.
Ngoài ra khi cây cần lượng dinh dưỡng để chuyển giao giai đoạn như đâm chồi, ra nụ, nở hoa hay nuôi quả. Chúng ta bón đỗ tương nhưng dinh dưỡng ở dạng khó hấp thụ khi tự ủ thì cây sẽ không ăn luôn được mà phải ăn “từ từ”, do đó cây có thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết với nhu cầu cấp thiết lúc đó. Dẫn đến việc không chủ động kế hoạch trong việc trồng và chăm sóc cây.
Đỗ tương giàu dinh dưỡng, được coi như “thịt không xương” trong tự nhiên, không chỉ với cây mà chúng còn là nguồn dinh dưỡng quý báu với con người, điều này không cần bàn cãi. Tuy nhiên không phải cứ dùng đỗ tương làm phân bón là hiệu quả cao mà bà con cần biết cách chuyển hóa chúng thành nguồn dinh dưỡng tốt cho cây thì chúng mới phát huy tác dụng.
Đó là lý do mình đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh của Nhật Bản 2 năm để sản xuất chế phẩm đỗ tương, nhằm nâng cao năng suất và tối ưu hiệu quả của đỗ tương, biến chúng thành một nguồn dinh dưỡng quý cho cây, một loại phân bón có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại phân bón thông thường.
==> Để được tư vấn kỹ hơn, hãy nhấn vào đường link dưới đây:
https://www.facebook.com/messages/t/noihoituhuongsacviet
Hotline: 0889098986