Trong những phần trước, mình đã đề cập đến chọn nguồn nước cho hoa hồng và chọn thời điểm để tưới, trong phần này mình chia sẻ tiếp cách thức tưới như thế nào cho đúng.
I. Nguyên tắc tưới nước cho hoa hồng
Nói về nguyên tắc tưới nước cho hoa hồng: Khô thì tưới, tưới thì phải tưới đẫm, tránh chỉ tưới trên bề mặt.
Có lẽ đây là yếu tố quan trọng đầu tiên mà ai làm công việc tưới nước cho hoa hồng phải thấu đáo. Dấu hiệu phải tưới nước cho hoa hồng là khô thì mới tưới, lúc bề mặt chậu se se khô, còn bề mặt chậu vẫn còn ẩm thì chưa phải tưới. Còn khi bề mặt chậu vẫn ẩm ướt thì chứng tỏ trong chậu vẫn đủ nước cho cây hút lên, việc tưới nước cho hoa hồng là không cần thiết và phí công sức. Ngoài ra nếu mặt chậu vẫn còn rất ẩm ướt mà chúng ta vẫn tưới cho cây, chậu hoa hồng lại thoát nước chậm, lượng nươc đọng trong chậu nhiều có thể gây ngạt thở cho bộ rễ, ảnh hưởng cho sự phát triển của cây. Nhưng cũng không nên để khô quá lâu sẽ bị suy kiệt cây, lá rụng và chồi, ngọn khô héo. Khi thấy khô là tưới luôn.
Tiếp theo là đã tưới là phải tưới đẫm, tránh chỉ tưới bề mặt. Cách để nhận biết đạt được việc tưới đúng như vậy là tưới đến khi nào lỗ ở đáy chậu có nước rỉ ra là ngừng lại chuyển chậu khác. Vì sao điều này cực kỳ quan trọng? Bộ rễ trong chậu hoa hồng đã phát triển mạnh, hầu hết các rễ non, rễ nhánh ở sâu trong đất, thậm chí rễ phát triển mạnh đã bó hết quanh thành chậu, mà chỉ có lông hút ở các rễ non rễ nhánh mới hút nước và dinh dưỡng lên cho cây, nên nếu chỉ tưới bề mặt, nước không đủ ngấm xuống đến bộ lông hút đó, thậm chí bay hơi hết. Việc tưới nước cho hoa hồng là phí công, không đạt được mục tiêu của việc tưới nước. Đặc biệt mùa hè mà chỉ tưới bề mặt thì rất nguy hiểm cho cây.
II. Phương thức tưới nước cho hoa hồng
Có hai cách thức tưới nước cho hoa hồng, một là tưới vào gốc, một loại phun nước vào mặt lá. Với hoa hồng thì có thể kết hợp cả hai.
Khi thời điểm cây đã tạo nụ mẩy và thời kỳ đang nở hoa thì nên tránh tưới nên cây tránh ảnh hưởng đến chất lượng hoa, tưới quá nhiều vào lá và hoa sẽ làm rụng hoa, lá cây bị lốp, ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ của cây. Các thời kỳ sinh trưởng mạnh khác có thể vừa tưới gốc vừa tưới lên cả cây giữ cho bộ lá sạch sẽ.
III. Một số kinh nghiệm và lưu ý quan trọng với người tưới nước cho hoa hồng.
Người phụ trách việc tưới nước cho hoa hồng ở vườn mình là người rất quan trọng, phải là người mình lựa chọn rất kỹ, đã có kinh nghiệm trong việc chăm sóc hoa hồng. Bởi không quá khi cho rằng chất lượng hoa hồng ở vườn mình quyết định rất lớn bởi người tưới nước. Người tưới nước cần có khả năng đánh giá được chính xác tình hình sức khỏe của cây để có thao tác hợp lý.
Mình đã cũng có thiết kế hệ thống tưới tự động cho vườn như thế này.
Tuy nhiên mình chỉ dùng trong một số trường hợp, tình huống cần thiết, bởi lượng nước ở các loại cây khác nhau là khác nhau, kích cỡ cây giống và cây đại thụ là khác nhau, tình hình sức khỏe của cây là khác nhau…nên đa số còn lại vẫn là chế độ nhân công chuyên tưới cho vườn.
Trong quá trình tưới nước, nếu thấy khu nào mà tưới rất lâu mà giá thể trồng hoa hồng vẫn duy trì độ ẩm thì không nên tưới đều đặn nữa, phải tìm hiểu nguyên nhân để xử lý ngay. Vào mùa mưa nhiều, thường xuyên phải kiểm tra, phát hiện ra chậu tích nước, phải nghiêng chậu hoặc chọc một lỗ xuống đáy cho thoát nước ngay. Bạn cũng nên sử dụng giá thể trồng hoa hồng tốt, đạt yêu cầu để trồng để tránh hiện tượng này.
Khi đất, giá thể trồng hoa hồng trong chậu rất khó khô, cứ ẩm ướt mãi như vậy, sức hút nước của rễ cây yếu mà nguyên nhân không phải do chậu, thì chứng tỏ đã có hiện tượng thối rễ, hỏng rễ, cần lập tức giảm lượng nước tưới, trường hợp này nên cắt rễ thối, cắt lá, bấm tỉa cây, trồng lại cho mọc rễ mới.
==> Để được tư vấn kỹ hơn, hãy nhấn vào đường link dưới đây:
https://www.facebook.com/messages/t/noihoituhuongsacviet
Hotline: 0889098986